Nhật Bản được biết đến là quốc gia có truyền thống văn hóa đặc trung, nơi đây con là quốc gia nằm trong top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Văn hóa làm việc của người Nhật là thứ mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay phong cách làm việc qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Những văn hóa làm việc của người Nhật nên học hỏi
1. Đúng giờ là văn hóa làm việc quan trọng nhất của người Nhật
Tại Nhật, mọi người đều coi trọng và đề cao giá trị của chữ “kao”, tức là thể diện gồm có sự tự hào cá nhân, danh tiếng, địa vị trong xã hội. Đặc biệt phải kể đến thể diện của từng cá nhân trước một tập thể hay cộng đồng. Do đó, trong mỗi cuộc hẹn hay buổi làm việc, người Nhật luôn có văn hóa đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn khi cuộc hẹn diễn ra.
Việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương. Đặc biệt, trong công việc, đến sớm hơn giúp bạn có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị mọi thứ, qua đó tăng năng suất hiệu quả làm việc.
2. Tăng ca là thói quen làm việc đặc trưng ở Nhật
Thêm một nét đặc trưng về văn hóa làm việc trong công ty Nhật là tăng ca. Ở Nhật, mọi người đều có xu hướng tăng ca vào mỗi ngày. Lý giải cho hành động này là người Nhật quan niệm rằng, tăng ca là cách thể hiện sự cống hiến của mình cho doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp cũng dựa vào thời gian làm việc ngắn hay dài để quyết định thăng chức hay bổ nhiệm. Vì vậy, làm tăng ca được xem là yêu cầu tất yếu cho công việc để đem đến hiệu quả cao và năng suất lao động lớn.
Chính vì thói quen này đã tạo nên sợi dây vô hình cho người Nhật là gặp quá nhiều áp lực trong công việc. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người lao động. Hiện nay, tình trạng tự tử hay mất sức vì công việc ở Nhật được đánh giá nghiêm trọng. Do đó, chính phủ nước này đã can thiệp bằng cách quy định số giờ làm tối đa cho mỗi người là 52h/tuần. Cùng với đó là kêu gọi các doanh nghiệp chủ động giảm giờ làm cho người lao động.
3. Tôn trọng đối tác
Tôn trọng đối tác thể hiện ở cách ăn nói, hành động và cư xử của mỗi người trong cuộc họp hay trao đổi giữa các đối tác. Khi gặp đối tác, điều đầu tiên người Nhật sẽ trao một danh thiếp một cách thịnh trọng và không quên dành lời chào lịch sự nhất đến người đối diện. Điều này tạo nên nhiều thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên và sau đó cuộc đàm phán, thương thuyết công việc sẽ nhận được sự đồng tình cao.
4. Tôn trọng quyết định của nhau
Người Nhật tin rằng, thành công chính là sự hợp tác, làm việc của cả đội nhóm và họ cũng tâm niệm rằng sẽ không có thành công nếu không có sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm đối với công việc chung.
Người Nhật đề cao việc làm nhóm cùng nhau để tạo nên sự thành công, quá trình đó dù có nhiều tranh cãi hay thậm chí là giá trị của sự đoàn kết và hợp tác là rất quan trọng.
5. Lời xin lỗi và cách tư duy của người Nhật
Nhiều người vẫn còn e ngại lời xin lỗi đối với nhau, nhưng ở Nhật họ sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm dù chỉ là vô tình. Điều này cũng thể hiện sự sàng nhận lỗi và sửa sai. Do đó, thay vì trốn tránh trách nhiệm của mình, họ có thêm nhiều cơ hội học hỏi và cố gắng hơn nữa cho lần sau.
6. Luôn học tập những người đi trước
Thường thì những người có sự hiểu biết và những kinh nghiệm qua nhiều năm làm việc, trau dồi. Chính vì thế học tập họ chính là một phương pháp rèn luyện rất hiệu quả và được người Nhật đề cao.
Trong các cuộc họp, nếu có ý kiến gì đó thì bạn phải chia sẻ với những người đi trước để nhận được lời tư vấn thỏa đáng. Những lời góp ý của những bậc tiền bối đi trước, người Nhật luôn tiếp thu với thái độ tôn trọng và cầu tiến.
7. Văn hóa làm việc của người Nhật là luôn nỗ lực
Người Nhật xem trọng sự cố gắng, nỗ lực trong thời gian dài, chẳng hạn như sự bứt phá xuất sắc trong một thời điểm nào đó. Nỗ lực học hỏi không ngừng cũng là cách để bản thân mỗi người có thể vươn lên phát triển một cách bền vững.
Được biết, người Nhật khi đánh giá một ai đó thường dựa vào quá trình làm việc, cống hiến hết mình trong thời gian dài chứ không phải bị bề ngoài chi phối.
8. Làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc
Trong văn hóa làm việc của người Nhật, tính kỷ luật và nguyên tắc kỷ cương luôn đặt lên hàng đầu ở bất cứ doanh nghiệp nào. Những thành công rực rỡ của người Nhật qua sự phát triển kinh tế thần kỳ và bền vững qua các năm nằm ở những nguyên tắc, quy định nhằm đem đến sự tập trung và tính thống nhất trong công việc.
9. Gắn bó lâu dài với công việc
Một khi đã quyết định làm công việc gì đó, người Nhật sẽ theo đuổi công việc đó đến cùng. Cũng có thể gắn bó với công việc đó cho đến khi về hưu. Bởi vì, một người nào đó làm việc trong khoảng thời gian dài và liên tục sẽ trở nên thuần thục và có năng suất cao.
10. Nghỉ phép là điều ít khi xảy ra
Vì người Nhật làm việc hết mình và cống hiến mình cho công ty nên việc nghỉ phép dường như là điều hiếm khi xảy ra, ngoại trừ bị đau ốm. Không phải vì họ không muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hay thư giãn, nhưng đối với học những ngày nghỉ trong tuần hay tháng là đủ để họ giải lao, thời gian nghỉ phép dành cho công việc vẫn là sự lựa chọn ưu tiên.
11. Khẩu hiệu là công cụ để nâng cao tinh thần
Khẩu hiệu chính là cách để người Nhật dùng để tạo cảm hứng, động lực và nguồn năng lượng tích cực cho công việc đang làm. Ngoài những lời nhắc nhở, động viên, việc toàn bộ tập thể cùng nhau hô vang một khẩu hiệu tạo thêm năng lượng tích cực cho người làm. Có những câu khẩu hiệu nói về sự tán dương giúp họ luôn cảm thấy có năng lượng hay động viên tích cực để làm việc tốt hơn.
12. Phong cách làm việc của người Nhật là làm ra làm, chơi ra chơi
Nguyên tắc này mà bất cứ ai cũng nên áp dụng cho bản thân vào công việc. Bởi vì công việc sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu bạn dành nhiều thời gian, công sức vào nó.
Còn đối với việc thư giãn nghỉ ngơi cũng cần thiết lắm đấy. Đây cũng là cách để lấy lại năng lượng và phục hồi cơ thể để có thể bắt đầu làm việc tiếp. Đúng nghĩa thì đây là hai việc hoàn toàn khác nhau, nếu thực hiện cùng lúc cả hai việc sẽ gây ra phản tác dụng và khiến công việc không đạt như mong muốn.
13. Nói giảm, nói tránh
Người Nhật có xu hướng giao tiếp hạn chế sự hiềm khích lẫn nhau trong cả lời nói lẫn hành động. Do đó, thay vì nói thẳng thừng “Không được” thì họ sẽ dùng những từ ngữ khác để biểu đạt ý cần nói của mình sao cho người nghe chấp nhận được sự thật mà không quá đau buồn. Trong từng lời nói họ rất chú ý để không làm người khác phật ý, bực bội hay khó chịu.
14. Ăn mặc lịch sự
Ăn mặc lịch sự cũng là cách để người khác tôn trọng mình. Mặc lịch sự trông bản thân mình gọn gàng, chỉn chu trong công việc. Những đối tác, khách hàng thường nhìn vào phong thái và trang phục của nhân viên để đánh giá bộ mặt của công ty đó.
Trên đây là những văn hóa làm việc của người Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin này giúp bạn đọc có thể học hỏi phong cách làm việc của người Nhật, qua đó phát triển bản thân và nâng cao hiệu quả làm việc của mình.