Tiếng Nhật cũng tương tự với tiếng Việt có các đại từ nhân xưng. Mặc dù không nhiều như trong tiếng Việt nhưng số lượng cũng đáng kể. Các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật được sử dụng tùy thuộc vào tình huống, vị trí của người nói và mối quan hệ giữa những người tham gia cuộc trò chuyện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để rõ hơn nhé!
Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ nhất chính là người nói. Trong tiếng Nhật, từ để biểu thị ngôi thứ nhất là: 私、わたくし、あたし、僕、俺。
私 (watashi) là thông dụng và phổ biến nhất. Mang ý nghĩa lịch sự, được sử dụng khi nói chuyện với người mới quen, người lớn tuổi, cấp trên.
わたくし (watakushi) có cùng chữ Hán là 私. Nhung đây là thể lịch sự hơn, được dùng trong phát biểu hoặc trong các buổi lễ trang trọng và trong công việc.
あたし (atashi) là biến thể của 私. Đây là cách xưng hô của phụ nữ trẻ và bé gái đối với những người thân thiết.
僕 (boku) và 俺 (ore) là cách xưng hô dành riêng cho nam giới. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng và ý nghĩa lại khác nhau.
“Boku” được dùng trong trường hợp nói chuyện với người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết. Boku mang nghĩa thân mật nhưng không hề số sàng, nhưng nên tránh sử dụng trong trường hợp trang trọng.
“Ore” có nghĩa giống với Boku nhưng cho chút cởi mở hơn hoặc có thể dùng như kiểu “tao” trong “mày tao”. Thường thì nam giới Nhật Bản dùng Ore khi cấp trên nói chuyện với cấp dưới nhỏ tuổi hoặc đồng nghiệp thân thiết. Tuy Ore không lịch sự nhưng không đồng nghĩa với việc đối phương coi thường bạn. Ngoài ra, giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể dùng.
Ngôi thứ hai
Ngôi thứ hai chính là người nghe. Trong tiếng Nhật, các từ biểu thị ngôi thứ hai gồm: あなた、君、お前、手前
あなた (anata) dùng để gọi đối phương khi mới quen, chưa thân thiết. Khi viết, あなた có 2 chữ Hán. 貴方 được sử dụng cho nam giới, 貴女 được sử dụng cho nữ giới.
きみ (kimi) được dùng khi gọi người nhỏ tuổi hơn hoặc trong mối quan hệ thân thiết. Chẳng hạn như thầy cô gọi học sinh, bạn trai gọi bạn gái, người lớn tuổi gọi người nhỏ tuổi hơn.
お前 (omae) là cách gọi đối phương không phải dạng trang trọng. Có thể hiểu là mày thường gọi bạn bè thân thiết, đồng nghiệp thân thiết bằng tuổi dùng để gọi nhau.
Lưu ý: 手前 nếu đọc là “temae” mang ý chỉ tôi hoặc cái ở trước mắt tôi. Nhưng nếu gọi đối phương là “teme” mang ý khinh thường.
Các hậu tố khi gọi tên người
Trong tiếng Nhật, mỗi khi gọi tên người khác ngoài các từ như あなた、君、お前、手前. Chúng ta có thể gọi bằng cách gọi tên họ kèm theo hậu tố. Hậu tố này gồm: さん、ちゃん、くん、様、どの. Việc thêm hậu tố phía sau tên nhằm thể hiện tính lịch sự đối với người được gọi, thể hiện sự thân mật.
さん (san): Dùng khi nói chuyện lịch sự với những người chưa thân, đồng nghiệp, cấp trên, người lớn tuổi hơn.
ちゃん (chan) và くん (kun): Dùng để gọi bạn bè thân thiết hoặc nhỏ tuổi hơn, ちゃん dùng để gọi con gái, くん dùng để gọi con trai.
様 (sama): Hậu tố thể hiện tính lịch sự cao nhất, dùng để gọi khách hàng hoặc dùng trong văn bản, email.
どの (dono): Hậu tố thể hiện tính lịch sự cao, được dùng trong thư từ và email làm việc.
Cấu tạo số nhiều
Bên cạnh các từ như “tôi”, “bạn” thì trong giao tiếp đôi lúc cũng có sử dụng “chúng tôi”, “các bạn”. Để tạo nên từ số nhiều, bạn chỉ cần thêm hậu tố:
- がた (gata)
- ら (ra)
- たち (tachi)
Tuy nhiên, có một số cụm từ được quy định sẵn như:
- 彼 (kare: anh ấy) -> 彼ら (karera: họ)
- 彼女 (kanojo: cô ấy) -> 彼女たち (kanojotachi: họ)
- 私 (watashi: tôi) -> 私たち (watashitachi: chúng tôi)
- あなた (anata: bạn) -> あなたたち (anatatachi: các bạn)
Chú ý cách dùng của ら. Do có nhiều trường hợp mang ý không lịch sự và không nên dùng như 手前ら (temera) và お前ら (omaera)。
Để chuyển thành số nhiều lịch sự hơn thì có các hậu tố sau:
- 方 (gata)
- 方々 (katagata)
- の方々 (no katagata)
Trên đây là bài viết tổng hợp các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật đầy đủ nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin này phần nào giúp bạn hiểu và chia ngôi đúng nhất.