Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 2 chúng ta sẽ được học cách sử dụng ngữ pháp N5 tiếng Nhật về các đại từ chỉ định, thể hiện ý định của bạn vào việc gì đó.
Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 2
1. これ / それ / あれ
これ、それ、あれ là những từ dùng để chỉ vật và có chức năng như 1 danh từ.
- それ: Dùng để chỉ những vật ở gần người nghe
- これ: Dùng để chỉ những vật ở gần người nói
- あれ: Dùng để chỉ những vật ở cách xa cả người nói và người nghe
Ví dụ 1:
A : これは じしょですか。: Đây là quyển từ điển phải không?
(Câu trên, A là người nói, B là người nghe. A đang cầm vật gì đó trong tay hoặc đang ở gần với vật đó hơn B)
B : いいえ、じしょじゃ ありません。 それは ノートです。: Không phải đâu. Đó là quyển vở.
( Trong câu này, B là người nói, A là người nghe. Quyển vở lúc này ở gần với A)
Ví dụ 2:
A: あれは 何(なん)ですか。: Kia là cái gì vậy?
B: あれは かばんです。: Kia là cái cặp.
Trường hợp này thì cả A và B đều ở cách xa cái cặp.
2. そうです / そうじゃ ありません
そう được sử dụng để trả lời tóm tắt cho câu nghi vấn danh từ (câu nghi vấn mà tận cùng bằng những danh từ).
- はい、そうです: Câu trả lời khẳng định
- いいえ、そうじゃ ありません: Câu trả lời phủ định
Trong câu trả lời, tránh lặp lại những từ giống với câu hỏi mà nên sử dụng そう để trả lời cho tự nhiên hơn.
Lưu ý: Chỉ được sử dụng そう để trả lời khi câu đó là câu nghi vấn có tận cùng là danh từ. Với câu nghi vấn tận cùng là động từ hoặc tính từ thì không được trả lời theo kiểu này.
Ví dụ 1:
A:それは テレホンカード ですか。: Đây là thẻ điện thoại phải không?
B1:はい、テレホンカードです。: Vâng, đây là thẻ điện thoại.
B2:はい、そうです。: Vâng, đúng rồi.
Ví dụ 2:
A:それは ラジカセ ですか。: Đây là đài cassette phải không?
B1:いいえ、ラジカセではありません。: Vâng, đây là đài cassette.
B2 :いいえ、そう じゃ ありません。: Không, không phải.
3. ~は S1 ですか 、S2 ですか
S1ですか、S2ですか là dạng câu hỏi lựa chọn. Trong đó, ngươi hỏi đưa ra 2 phương án trả lời để người nghe chọn ra phương án đúng.
Khi trả lời cho dạng câu hỏi này, không nên sử dụng các từ như 「はい」hoặc「いいえ」, mà chỉ cần nói ra phương án mình lựa chọn là được.
Ví dụ minh họa:
A: これは ポールペンですか、シャープペンシルですか。: Đây là bút bi hay bút chì máy?
B: シャープペンシルです。: Bút chì máy.
4. このN / そのN / あのN
この、その、あの dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng sau nó. Tương tự với これ、それ、あれ, ta có:
- この: Dùng để bổ nghĩa cho những danh từ chỉ những vật gần với người nói.
- その: Dùng để bổ nghĩa cho những danh từ chỉ những vật ở gần người.
- あの: Dùng để bổ nghĩa cho các danh từ chỉ vật ở xa cả người nói lẫn người nghe.
Ví dụ 1:
A: このほんは 何(なん)の ほんですか。: Sách này là sách gì vậy?
(Câu này, A là người nói, B là người nghe. Nhưng quyển sách lại gần A hơn B)
B: そのほんは えいごの ほんです。: Quyển sách đó là sách tiếng Anh.
(Câu này, B là người nói, A là người nghe và quyển sách đó đang ở gần A hơn B)
Ví dụ 2:
A:あの方 は どなたですか。: Người đó là ai?
B: あの方は なごやだいがくの せんせいです。: Người đó là giáo viên của trường đại học Nagoya.
(Trường hợp này, giáo viên của trường đại học Nagoya đứng cách xa cả A và B)
5. N1のN2
Ở bài 1, ta đã được học 1 ý nghĩa của trợ từ 「の」, dùng để chỉ việc N2 là một bộ phận của N1.
Trong ngữ pháp bài 2, bạn sẽ được học 2 ý nghĩa khác của trợ từ này.
N1 dùng để giải thích, bổ nghĩa cho N2
Ví dụ 1:
これは コンピューターの ほんです。: Đây là sách về máy tính.
Ví dụ 2:
A: これは 何の ざっしですか。: Đây là tạp chí gì vậy?
B: それは じどうしゃの ざっしです。: Đó là tạp chí về xe hơi.
Chỉ sự sở hữu, N2 thuộc sở hữu của N1
Trường hợp này, N đứng sau thường được giản lược khi đã rõ nghĩa.
Ví dụ 1:
このほんは わたしの ほんです。: Quyển sách này là quyển sách của tôi.
Ví dụ 2:
A:あれは だれの かばんですか。: Kia là cặp của ai vậy?
B :マイさんの です。: Của Mai
(Trường hợp này không cần thêm かばん vào đằng sau trợ từ の. Bởi vì cả người nói và người nghe đều biết N muốn nói đến sau đó là gì dựa vào câu hỏi).
Ví dụ 3:
A : このかばんは Bさん のですか。: Cái cặp này là của B phải không?
B : いいえ、 わたし の じゃ ありません。: Không phải, của tôi.
(Nếu là N chỉ người thì không được giản lược)
Ví dụ 4:
A:ミラーさんは IMCの しゃいんですか。 : Anh Miller là nhân viên công ty IMC phải không?
B:はい、 IMCの しゃいんです。: Đúng rồi.
(Trường hợp này dù cả 2 đều biết Danh từ đứng sau Trợ từ 「の」 là gì, nhưng không giản lược được vì đó là từ chỉ người).
Lưu ý:
Ở cách dùng thứ 2 này cũng bao hàm ý nghĩa của cách dùng thứ 1 mà bạn đã được học ở bải 1. Nhưng phải lưu ý rằng, việc sở hữu ở đây không đơn thuần làlà sở hữu trong tiếng Việt, mà có ý nghĩa rất rộng, ý chỉ cả việc N2 là một bộ phận của N1.
(Ví dụ: Sinh viên đại học Luật, nhân viên công ty FPT,…Trong trường hợp này, sinh viên và nhân viên chỉ là 1 bộ phận của công ty và trường đại học chứ không thuộc sở hữu của công ty hay trường đại học).
Do đó, cần nhận thức được rằng trợ từ「の」 trong tiếng Nhật không có nghĩa là “của”. Mà từ “của” trong tiếng Việt chỉ là một trong số những ý nghĩa của trợ từ の khi dịch sang.
6. そうですか
そうですか được sử dụng khi người nói nhận được một thông tin gì đó mới mẻ và muốn thể hiện họ đã hiểu thông tin đó. Tuy nhiên, khi nói chữ か ở cuối câu phải hạ thấp giọng xuống.
Ví dụ minh họa:
A : この かさは あなたの ですか。: Đây là ô (dù) của bạn phải không?
B :いいえ、ちがいます。 ハイさんの です。: Không phải. Ô của Hải.
A : そうですか。: Thế à.
Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.
>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 2 Minna no Nihongo