Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 48 bạn đọc sẽ được tìm hiểu về thể sai khiến. Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết thêm nhiều kiến thức nhé!
Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 48
1. Động từ dạng sai khiến
Động từ nhóm I: Gồm những động từ có âm cuối phần thể ます là những âm thuộc hàng い. Để tạo động từ dạng sai khiến, thay thế âm đó bằng âm tương ứng ở hàng あ rồi thêm せvào phía sau.
- かき・ます → かかせ・ます
- もち・ます → もたせ・ます
- のみ・ます → のませ・ます
- うたい・ます → うたわせ・ ます
- つくり・ます → つくらせ・ます
- なおし・ます → なおさせ・ます
- はこび・ます → はこばせ・ます
Động từ nhóm II: Để tạo động từ sai khiến, thêm させ vào sau phần thể ますcủa động từ.
- い・ます → いさせ・ます
- たべ・ます → たべさせ・ます
- しらべ・ます → しらべさせ・ます
Nhóm III:
- します → させます
- きます → こさせます
- N+します → N+させます
Lưu ý: Giống với thể khả năng, toàn bộ các động từ sau khi chuyển sang dạng sai khiến đều thuộc nhóm II, khi biến đổi sang các thể từ điển, thể ない, thểて, thểた,… theo các quy tắc của nhóm này.
かかせ・ます → かかせ・る → かかせ・ない → かかせ・た
2. Câu với động từ dạng sai khiến
- Câu với động từ dạng sai khiến dùng để biểu thị việc người trên bắt buộc hay cho phép người dưới thực hiện một hành động nào đó.
- Tùy vào động từ là động từ hay tha động từ mà cấu trúc ngữ pháp của câu nói cũng được thay đổi.
(Người 1) は/が (Người 2) を Vさせます (Tự động từ)
Ví dụ:
部長ぶちょう は 山田やまださんを 大阪おおさかへ 出張しゅっちょうさせます。
Trưởng phòng bắt (yêu cầu) anh Yamada đi công tác ở Osaka.
Lưu ý: Trong trường hợp mà trợ từ を lặp lại 2 lần trong câu thì dù động từ là tự động từ, ta biểu thị bằng trợ từ に thay vì trợ từ を.
Ví dụ:
先生 は 子供こどもたち を 走はしらせました。
Thầy giáo bắt bọn trẻ chạy.
3. Cách sử dụng thể sai khiến
- Thể sai khiến được dùng để biểu thị việc người trên cho phép người hay bắt buộc người dưới phải làm gì đó. Nó được dùng khi sự liên kết trên dưới giữa người này và người kia rõ ràng. Chẳng hạn như cha con, anh em, cấp trên cấp dưới ở công ty,…
Ví dụ:
私は 弟おとうとに 荷物にもつを 持もたせます。
Tôi sẽ bắt em trai tôi mang hành lý.
- Khi người nói nói với một người bên ngoài rằng mình sẽ sai khiến một người nào đó làm gì, thì câu văn thể sai khiến vẫn được sử dụng mà không cần phải để ý đến mối quan hệ trên dưới trong nội bộ nhóm của người nói.
Ví dụ:
A:駅えきに 着ついたら、お電話でんわを ください。係かかりの 者ものを 迎むかえに 行いかせますから。
Hãy gọi điện cho tôi khi ông đến ga nhé. Tôi sẽ kêu người phụ trách ra đón.
B:わかりました。
Tôi biết rồi.
Lưu ý:
- Khi người dưới yêu cầu người trên làm một việc gì đó mà mối quan hệ giữa hai người ấn định rõ ràng thì sử dụng mẫu câu Vていただきます. Trường hợp, hai người ngang hàng nhau hoặc mối quan hệ trên dưới giữa hai người không rõ ràng thì sử dụng Vてもらいます.
Ví dụ:
私 は 社長しゃちょうに 説明せつめいして いただきます。
Tôi sẽ nhờ giám đốc giải thích lại.
- Động từ thể sai khiến không sử dụng để biểu thị việc người dưới đề nghị hay sai khiến người trên làm một việc gì đó. Trong một số trường hợp khi động từ miêu tả cảm xúc nào đó như 安心あんしんする、心配しんぱいする、がっかりする、喜よろこぶ、かなしむ、怒おこる thì vẫn có thể sử dụng.
Ví dụ:
ハイさんは 大学だいがく入学にゅうがく試験しけんに 失敗しっぱいして、両親りょうしんを がっかりさせました。
Anh Hải thi trượt Đại học làm cho bố mẹ anh ấy hết sức thất vọng.
4. Vさせていただけませんか
~ていただけませんか sử dụng khi mình nhờ người nào đó làm một việc gì đó (Bài 26). Khi muốn xin ai đó cho phép mình làm/thực hiện hành động gì đó thì sử dụng “Thể てcủa động từ sai khiến + いただけませんか”.
Ví dụ:
コピー機きの 使つかい方かたを 教おしえて いただけませんか。
Anh có thể dạy cho tôi cách dùng máy photo được không?
Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 48 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Với những kiến thức này chắc hẳn sẽ giúp ích cho bạn trong việc học và luyện thi tiếng Nhật.
>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 48 Minna no Nihongo