Khi tuyển dụng xin việc làm tại công ty Nhật, bạn sẽ không tránh khỏi câu hỏi liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu. Do đó, việc thuộc các từ vựng liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu danh sách các từ vựng điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Nhật trong bài viết này nhé!
Các từ vựng điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Nhật
Điểm mạnh (長所) | Điểm yếu (短所) |
Cẩn thận, có kế hoạch tốt (慎重に進められる、計画性がある) | Hay lo lắng (心配性) |
Có nguyên tắc (こだわりやポリシーがある) | Bướng bỉnh (頑固) |
Có năng lực tự chủ, hành động nhanh (スピード感がある、行動力がある) | Nóng nảy (せっかち) |
Dễ thích nghi với môi trường xung quanh (柔軟性がある、周囲に配慮できる) | Lưỡng lự (優柔不断) |
Có động lực, mục tiêu cao (目標達成意欲が高い、向上心が強い) | Hiếu thắng (負けず嫌い) |
Giao tiếp tốt (コミュニケーションが得意) | Nói nhiều (世話焼き) |
Có khả năng lãnh đạo (リーダーシップがある、主体的である) | Tính tự chủ cao (自己主張が強い) |
Cẩn thận (几帳面) | Lo lắng, hồi hộp (神経質) |
Khả năng tư duy logic (論理的である) | 理屈っぽい (tính lý thuyết cao) |
Khả năng tự chủ hành động và suy nghĩ (自分で考えて行動ができる) | マイペース (nguyên tắc, quy củ) |
Cách diễn đạt từ vựng điểm yếu trong tiếng Nhật
1. Thiếu quyết đoán
Điểm yếu: 優柔不断 /Yuujuufudan/
Cách diễn đạt lại:
- 思慮深い /shiryobukai/: Suy nghĩ một cách thận trọng
- 多角的に検討できる /takaku teki ni kentou dekiru/: Có khả năng cân nhắc theo nhiều khía cạnh
- 慎重に物事を観察できる /shinchou ni monogoto wo kansatsu dekiru/: Có khả năng quan sát kỹ càng
2. Ghét sự thất bại
Điểm yếu: 負けず嫌い /makezugirai/
Cách diễn đạt lại:
- 努力を惜しまない (doryoku wo oshimanai): Luôn nỗ lực không ngừng
- 責任感が強い (Sekinin kan ga tsuyoi): Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
3. Nhanh nản
Điểm yếu: 飽きっぽい (Akippoi)
Cách diễn đạt lại:
- 前向き /maemuki/: Luôn sẵn sàng tiến về phía trước
- 好奇心旺盛 /koukishin ousei/: Giàu tính tò mò
- 柔軟性が高い /jūnansei ga takai/: Có tính linh hoạt cao
- 幅広いことに興味を持てる /Habahiroi koto ni kyoumi wo moteru/: có quan tâm đến nhiều thứ
4. Ngoan cố
Điểm yếu: 頑固 (Ganko)
Cách diễn đạt lại:
- 意志が強い/ishi ga tsuyoi/: Kiên quyết
- 芯が強い /shin ga tsuyoi/: Kiên cường
- 粘り強い /nebaridzuyoi/: Kiên trì cho đến cùng
- 自分の意見を持っている /jibun no iken wo motteiru/: Có chính kiến
5. Hay lo lắng
Điểm yếu: 心配性 /shinpai shou/
Cách diễn đạt lại:
- 慎重 /shinchou/: Thận trọng (trong việc gì đó)
- 計画性がある /Keikakusei ga aru/: Có tính kế hoạch
- リスクに敏感 /risuku ni binkan/: Luôn nhạy cảm với rủi ro
6. Tiêu cực
Điểm yếu: 消極的 /Shoukyokuteki/
Cách diễn đạt lại:
- 控えめ /Hikaeme/: Điều độ
- 慎重 /shinchou/: Thận trọng
- 堅実 /kenjitsu/: Chắc chắn
7. Dễ bị cuốn theo đám đông
Điểm yếu: 流されやすい /Nagasare yasui/
Cách diễn đạt lại:
- 柔軟性がある /juunansei ga aru/: Có tính linh hoạt
- 協調性がある /Kyouchousei ga aru/: Luôn có tinh thần hợp tác
8. Nóng vội
Điểm yếu: せっかち /sekkachi/
Cách diễn đạt lại:
- スピード感がある /supidokan ga aru/: có tốc độ
- 実行力がある /jikkou ryoku ga aru/: có khả năng hành động
- 決断力がある /ketsudan ryoku ga aru/: có khả năng quyết đoán
9. Thích nổi bật
Điểm yếu: 目立ちたがり /Medachitagari/
Cách diễn đạt lại:
- 明るい (akarui): Vui vẻ
- 前向き (maemuki): Luôn hướng đến phía trước
- 積極性がある /sekkyokusei ga aru/: Có tính tích cực cao
- 自分主張ができる /jibun shuchō ga dekiru/: Có chủ trương riêng cho bản thân
- リーダータイプ /īdataipu/: Thuộc tuýp người lãnh đạo
10. Nhạy cảm quá mức
Điểm yếu: 神経質 /shinkeishitsu/
Cách diễn đạt lại:
- 感受性が強い /kanjusei ga tsuyoi/: Có khả năng cảm thụ mãnh liệt
- 細かいことにも気を配れる /komakai koto ni mo ki wo kubareru/: Luôn quan tâm đến những điều nhỏ nhặt
11. Rụt rè
Điểm yếu: 引っ込み思案 /hikkomijian/
Cách diễn đạt lại:
- 相手の気持ちを尊重できる /aite no kimochi wo sonchou dekiru/: Luôn xem trọng cảm xúc của đối phương
12. Thích làm theo ý mình
Điểm yếu: マイペース (mai pesu)
Cách diễn đạt lại:
- 主体性がある /shutaisei ga aru/: Là người có cá tính
- 周囲に流されない /shuui ni nagasarenai/: Không bị đám đông làm lung lay
13. Nóng nảy
Điểm yếu: 短気 (tanki)
Cách diễn đạt lại:
- 熱い心を持っている /kokoro wo motteiru/: Cháy bỏng
- 情熱的 /jounetsuteki/: Nhiệt tình
14. Qua loa
Điểm yếu: 大雑把 /oozappa/
Cách diễn đạt lại:
- おおらか /ooraka/: Tính thoáng
- 自然体で動じない /shizentai de doujinai/: Luôn giữ vững lập trường
- 効率よくポイントを押さえられる。/kouritsu yoku pointo wo osaerareru/: Có khả năng rút ra điểm chính hiệu quả nhất
15. Lăng xăng
Điểm yếu: お節介 /osekkai/
Cách diễn đạt lại:
- 面倒見が良い /mendoumi ga yoi/: Luôn biết cách quan tâm
- 気が利く/kigakiku/: lanh lợi
16. Ba phải, xu nịnh
Điểm yếu: 八方美人 /happoubijin/
Cách diễn đạt lại:
- 調整力がある /Chouseiryoku ga aru/: Có khả năng điều chỉnh
- 協調性がある /kyouchousei ga aru/: Luôn có tinh thần hợp tác
- 相手の良いところを見つける事ができる /aite no yoi tokoro wo mitsukeru koto ga dekiru/: Có khả năng nhìn ra điểm tốt từ người khác
17. Suy nghĩ nhiều
Điểm yếu: 考えすぎる /kangaesugiru/
Cách diễn đạt lại:
- 思慮深い /shiryobukai/: Chu đáo
- 責任感が強い /sekininkan ga tsuyoi/: Có tinh thần trách nhiệm cao (trong công việc)
18. Nghiêm túc quá mức
Điểm yếu: 生真面目
Cách diễn đạt lại:
- 誠実 /seijitsu/: Chân thành
- 礼儀正しい /reigi tadashii/: Chuẩn mực
- 間違った事をしない /machigatta koto wo shinai/: Không làm điều sai trái
19. Lo sợ
Điểm yếu: 臆病 /Okubyou/
Cách diễn đạt lại:
- 堅実 /kenjitsu/: Chắc chắn
- 人の気持ちを考えられる /hito no kimochi wo kangaerareru/: Thận trọng đến suy nghĩ của người khác
- 優しい /yasashii/: Thân thiện, hiền lành
- 大きな失敗がない /ookina shippai ga nai/: Không gây ra tổn hại lớn
20. Bận tâm đến những thứ xung quanh
Điểm yếu: 周りを気にする /mawari wo kinisuru/
Cách diễn đạt lại:
- 自分よりも相手を優先できる /Jibun yori mo aite wo yuusen dekiru/: Đặt sự ưu tiên đối phương hơn bản thân
- 相手の考えを察する事ができる /aite no kangae wo sassuru koto ga dekiru/: Có thể cảm nhận được suy nghĩ từ người khác
Sở trường sở đoản tiếng Nhật
Sở trường của bản thân
1. Năng lực giao tiếp (コミュニケーション力)
Giao tiếp là yếu tố cần thiết cho mọi công việc, nhưng nếu chỉ nói năng lực giao tiếp thì quá chung chung, bạn cần phải dẫn dắt một cách trực tiếp. Ví dụ như có kỹ năng giải thích, thuyết phục khách hàng, kỹ năng phản biện,…
Ví dụ: Điểm mạnh của tôi là có khả năng giải thích cho khách hàng nhanh hiểu. Trước đây, khi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, tôi đã nhiều lần làm việc với khách hàng. Có nhiều khách hàng khen ngợi tôi về khả năng diễn thuyết dễ hiểu.
私の長所は、顧客に対して専門的な内容をわかりやすく噛み砕いて説明する力です。『今まで聞いた中で一番わかりやすかった』との感想を頂きました.
2. Có tinh thần trách nhiệm (責任感)
Có tinh thần trách nhiệm cũng là lợi thế khi bắt đầu công việc. Nhưng nếu tự nhận bản thân mình có tinh thần trách nhiệm thì có vẻ hơi thiếu khách quan một chút xíu. Ví dụ như bạn sẽ không về sớm nếu chưa hoàn thành công việc của ngày hôm ấy, chịu trách nhiệm tốt hoàn thành công việc được giao. Phải luôn củng cố lòng tin người nghe rằng, đây chắc chắn là một người có tinh thần trách nhiệm công việc cao.
Ví dụ: Điểm mạnh của tôi là không bao giờ bỏ cuộc cho dù công việc có khó khăn. Ngay cả khi khách hàng phàn nàn do những thiếu sót, tôi sẽ đối mặt với khách hàng với tư cách là một người bán hàng, chịu trách nhiệm lỗi sai và không đỗ lỗi cho người khác.
私の長所は、困難な問題があっても決して投げ出さないことです。他部署の不手際でクライアントからクレームが入った時も、人のせいにすることなく営業担当者としてお客様と向き合い
3. Nghiêm túc (真面目)
Có nhiều yếu tố khác nhau để có thể xem xét trường hợp này. Chẳng hạn như nghiêm túc, quy tắc đúng giờ giao hàng, có thể làm việc chăm chỉ, tăng ca cho đến khi hoàn thành chất lượng công việc mới được nghỉ.
Ví dụ: Điểm mạnh của tôi là giữ đúng tiến độ bàn giao công việc. Ngay cả khi deadline bị rút ngắn do những vấn đề từ phía khách hàng nhưng tôi vẫn có thể điều chỉnh để có thể bàn giao công việc đúng hẹn.
私の長所は、納期を絶対に守ることです。クライアントの都合で納期が短縮された時も、関係各所とスケジュールを調整して間に合わせました.
Sở đoản của bản thân
1. Hay lo lắng (心配性)
Hay lo lắng cũng là được xem là một điểm mạnh vì nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cẩn thận, có thể đưa ra quyết định cẩn thận sau khi xác nhận sự việc một cách kĩ lưỡng.
Ví dụ: Điểm yếu của tôi là hay lo lắng. Đặc biệt là làm việc gì đó mà tôi chưa từng làm trước đó, tôi kiểm tra mọi thứ cho đến khi hài lòng mới thôi. Vì vậy, tôi sẽ hoàn thành công việc sớm và kiểm tra để không bị chậm tiến độ.
私の短所は、心配性なところです。特に前例のないことに取り掛かる時は、自分が納得行くまで物事を確認しないと行動できないことがあります。ですから仕事が遅れないように、早めに確認作業に着手したり、自分とは反対に積極的に行動するタイプの人の意見を聞いたりします
2. Nóng nảy (せっかち)
Về điều này bạn cần đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục cho tính nóng nảy và vội vã của mình.
Ví dụ: Điểm yếu của tôi là thiếu kiên nhẫn. Đặc biệt là sắp tới deadline, trước đó tôi quá vội vã mà phạm phải sai lầm do không xác nhận lại công việc. Do đó, hiện tại tôi có thói quen xem lại lịch trình và khối lượng công việc một lần/tuần.
私の短所は、せっかちなところです。特に納期直前はつい行動を急いでしまい、過去には確認不足でミスをしたこともあります.ですから今は週に一度、スケジュールと業務量を見直す習慣をつけて、時間に余裕を持った段取りを組むようにしています
3. Bướng bỉnh (頑固)
Nếu như một người cứng đầu chắc chắn sẽ là người có suy nghĩ kiên định. Nhưng đây sẽ là nhược điểm khi tham gia công việc có tinh thần đồng đội. Vậy nên hãy cân nhắc về điểm này với nhà tuyển dụng.
Ví dụ: Điểm yếu của tôi là khi không hài lòng với ý kiến của người khác, tôi sẽ trở nên cứng đầu và thiết lập lại suy nghĩ của mình. Nhưng tôi cũng khá vui vì bản thân có thể nêu lên ý kiến một cách cởi mở. Tôi đang cố gắng khắc phục điểm yếu này bằng cách lắng nghe những người xung quanh nhiều hơn và cần phải hiểu tại sao mọi người lại suy nghĩ khác với mình
私の短所は、相手の意見に納得が行かない時に、つい頑固になって自分の考えを主張してしまうことです。でもある時、上司に『意見を堂々と主張できるのがあなたの良さだが、もう少し周囲の意見にも耳を傾けてほしい』と言われてからは、まず相手の言葉をしっかり聞いて、『この人はなぜそう考えるのか』という背景を理解するように努めています
Trên đây là bài viết tổng hợp các từ vựng điểm mạnh điểm yếu tiếng Nhật cùng những ví dụ liên quan. Hy vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn có thể lĩnh hội được một số kiến thức quan trọng.